Học thêm 'vì chương trình nặng'?
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày.Thay khớp cho người lớn tuổi: Gần trăm tuổi vẫn thành công
Phân tích sâu về điều kiện hạ tầng, ông Chử Đức Hoàng cho rằng, hạ tầng 5G còn hạn chế, thiếu nhân lực phục vụ cho quá trình chuyển đổi kinh tế số, kinh tế xanh đang là những thách thức của nền kinh tế Việt Nam.
Những phong cách trang điểm cộp mác Y2K khiến hội Gen Z đứng ngồi không yên
Cuộc chia tay của Lý Thần với người yêu cũ - Phạm Băng Băng vào năm 2019 đã khiến bao nhiêu người cảm thấy bất ngờ cùng với chia sẻ lúc đó của anh: "Chia tay Phạm Băng Băng là tiếc nuối nhất trong đời tôi". Giờ đây, Lý Thần đã 46 tuổi, chắc hẳn ai cũng tò mò, cuộc sống của anh hiện tại ra sao? Theo Sohu, trong buổi ghi hình chương trình gần đây, đối diện với câu hỏi: "Có phải chia tay Phạm Băng Băng là sai lầm lớn nhất của đời anh? Anh có hạnh phúc hơn khi ở bên Phạm Băng Băng không?" là sự im lặng ngượng ngùng từ ngôi sao của Keep Running khiến người xem đặt dấu hỏi: "Anh còn vương vấn nàng Hoa đán họ Phạm sao?".Năm 2015, Lý Thần và Phạm Băng Băng chính thức công khai tình yêu vô cùng ngọt ngào. Nam diễn viên mạnh tay chi hàng chục triệu nhân dân tệ để cầu hôn, thậm chí ngôi sao thế hệ 7X còn công khai tuyên bố: "Tôi sẵn sàng bảo vệ cô ấy trước mọi giông bão". Nhưng đến năm 2018, sự nghiệp của Phạm Băng Băng gặp sóng gió, người hâm mộ cho rằng Lý Thần - người luôn trung thực và có trách nhiệm, sẽ giúp đỡ bạn gái khi cô gặp khó khăn và cùng cô vượt qua. Nhưng trái ngược với mong đợi, nam thần 7X lặng lẽ từ bỏ tình yêu và cuối cùng cả hai đã chia tay trong hòa bình. Điều này khiến khán giả "thở dài", họ không ngờ mọi chuyện lại kết thúc như thế. Nhiều người cho rằng nếu anh kiên quyết đồng hành cùng Phạm Băng Băng vượt qua khó khăn lúc đó thì có lẽ họ đã trở thành cặp đôi kiểu mẫu của làng giải trí.Từ đó đến nay, tình cũ của nàng Hoa đán vẫn chưa công khai một mối quan hệ nào. Sự im lặng của Lý Thần khiến dân cư mạng đào xới lại mối quan hệ của anh với người cũ. Họ cho rằng năm đó, anh dựa vào tên tuổi của người yêu nên được "thổi phồng", thực tế tài năng của anh không xuất sắc như nhiều người ngưỡng mộ. Điển hình nhất là nam diễn viên vẫn chưa có một vai diễn nào gây tiếng vang, tạo uy tín trong nghề. Nhưng bù lại anh giữ vững phong độ và thu hút thêm nhiều người hâm mộ qua các chương trình truyền hình thực tế. Sau khi buổi ghi hình được hé lộ, một vài người hâm mộ đã nhận xét về Lý Thần: "Thế giới này rất thực tế. Điều khán giả mong đợi ở một diễn viên là 'diễn tốt' hơn là làm tốt trong các chương trình tạp kỹ"; "Từ một diễn viên trở thành ngôi sao chương trình tạp kỹ, liệu anh ấy có thể nổi tiếng trở lại không?"; "Ngành giải trí là một hội chợ phù phiếm. Một số người trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm, trong khi những người khác lặng lẽ im lặng. Và một số người, như Lý Thần luôn lang thang ở giữa. Anh ta không nhạt nhòa nhưng cũng chẳng phải đỉnh cao, nếu không có chuyện tình với Phạm Băng Băng, tôi chẳng nhớ anh ta là ai"...Nhưng ngôi sao của Keep Running dường như không hề lo lắng về vấn đề này. Sau bao nhiêu năm làm việc chăm chỉ trong làng giải trí, tài tử 7X cũng đã thu được nhiều lợi nhuận trong đầu tư kinh doanh và anh vẫn có thể sống một cuộc sống sung túc nhờ những khoản đầu tư này. Tuy nhiên, so với giới trẻ hiện nay, lối sống của Lý Thần khá đặc biệt. Cũng trong buổi ghi hình, bạn trai cũ của mỹ nhân họ Phạm nói rằng anh thậm chí còn không biết cách sử dụng phần mềm gọi taxi và thường chỉ vẫy taxi trên đường khi đi ra ngoài. Cách sống này khiến khán giả có cảm giác như được quay trở lại 20 năm trước.
Theo đó, vòng loại sẽ chính thức bắt đầu từ 17.2 - 2.3, khởi đầu ở bảng E tại khu vực TP.HCM - Đồng Nai do có số lượng tham dự đông đảo nhất, hiện tại là 24 đội, sau đó sẽ lần lượt khởi tranh từ 18.2 tại Hà Nội, 19.2 ở Đà Nẵng, 20.2 tại Buôn Ma Thuột và 21.2 tại Cần Thơ. Nếu không có gì thay đổi, vòng loại sẽ có 59 trường tham gia tranh tài để chọn ra 11 đội xuất sắc nhất cùng với chủ nhà Trường đại học Tôn Đức Thắng thi đấu vòng chung kết từ ngày 11 - 26.3, đúng vào dịp kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn (26.3) và 77 năm ngày Thể thao Việt Nam (27.3).
Quả trứng Phục sinh trang trí lớn nhất thế giới tại Brazil có gì lạ?
Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhiều công nhân tranh thủ mua sắm để đón tết cùng người thân. Vì điều kiện khó khăn, không ít người đành chấp nhận đón tết ở phòng trọ. Được Liên đoàn Lao động TP.HCM hỗ trợ mua sắm tại "Ngày hội công nhân – phiên chợ Nghĩa tình", nhiều người chọn mua những món đồ thiết thực để cùng người thân ăn tết hoặc gửi về quê biếu ông bà, cha mẹ.Chị N.T.N.D (30 tuổi) chọn mua bánh trái, mứt tết về quê biếu người thân sau một năm làm việc. Người phụ nữ quê ở Sóc Trăng lên TP.HCM làm công nhân 11 năm nhưng 2 năm nay không về quê ăn tết để tiết kiệm chi phí. Những mặt hàng chị ưu tiên mua trong dịp tết này là dầu ăn, nước mắm, bột giặt…"Năm nay công ty kinh doanh khó khăn nên không có thưởng tết. Dù hụt hẫng nhưng tôi chấp nhận chung tay với doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn. Năm ngoái tôi vẫn có tiền thưởng tết, giờ đành chi tiêu tiết kiệm hy vọng sang năm công ty sẽ khởi sắc để công nhân có thêm khoản tiền cuối năm", người phụ nữ bày tỏ.Chị D. chia sẻ, sau dịch Covid-19, thói quen thắt chặt chi tiêu được áp dụng. Những năm trước, chị đều về quê đón tết cùng gia đình nhưng năm nay điều đó tạm gác lại. "Năm nay tôi không thể lì xì ba mẹ bằng tiền nhưng vẫn có những phần quà bánh động viên tinh thần họ. Tôi nghĩ rằng đó cũng là điều mà những người con xa xứ nên thực hiện. Tôi may mắn được tham gia mua sắm tại phiên chợ Nghĩa tình, hàng hóa ở đây rẻ hơn khoảng 10-15%. Các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết đều có đầy đủ", nữ công nhân nói. Chị Nguyễn Thị Hồng (37 tuổi) cho biết, trước đây chị làm công nhân cho một công ty trên địa bàn TP.Thủ Đức. Sau khi sinh con thứ hai, chị ở nhà chăm con, nhận hàng về may tại nhà. Mức thu nhập của chị phụ thuộc vào đơn hàng, không có thưởng tết vì nhận việc qua trung gian. "Trước đây nếu làm ở công ty sẽ có thưởng tết nhưng hiện tôi chỉ trông chờ vào lượng đơn hàng bản thân làm được. Tết năm nay tôi không mua sắm những thứ đắt đỏ hay quần áo mới, chỉ mua những mặt hàng cần thiết như gia vị, bánh kẹo…", chị Hồng nói. Dầu ăn, nước mắm, bánh kẹo… cũng là những mặt hàng được chị Nguyễn Thị Quắn (30 tuổi, quê ở Cà Mau) ưu tiên lựa chọn vào dịp tết này. Những món hàng mua được từ phiên chợ Nghĩa tình, chị mang về phòng trọ, cùng chồng và con trai học lớp 3 đón Tết Nguyên đán 2025. Chị Quắn là nguồn thu nhập chính của gia đình vì chồng bị mất việc cách đây không lâu. Mức lương công nhân khoảng 7 triệu đồng chỉ đủ trả tiền phòng trọ, ăn uống và lo cho con ăn học. "Ngoài mua sắm những mặt hàng cần thiết, tôi cân nhắc chi tiêu để dành một số tiền nhà gửi về quê biếu ba mẹ. Chủ trọ cũng hỗ trợ, tặng những phần quà nhỏ để cả gia đình cùng ăn tết. Tôi chỉ làm mâm cơm nhỏ, chuẩn bị dĩa bánh mứt đặt lên bàn thờ cầu sức khỏe, may mắn đến người thân", người phụ nữ chia sẻ. Công ty chị thưởng tết tùy thuộc vào năng lực, thâm niên và tinh thần làm việc. Chị tự dặn không được chi tiêu phung phí, để dành tiền trang trải vào đầu năm mới. "Kinh tế eo hẹp, tôi không về quê ăn tết được nhưng trong thâm tâm luôn mong ba mẹ an khang thịnh vượng, có nhiều sức khỏe. Năm sau thu nhập ổn hơn, nhất định tôi sẽ về quê đón tết cùng gia đình. Dù ở thành phố công việc có lúc bấp bênh nhưng tôi vẫn bám trụ để kiếm tiền, khi nào khó khăn quá mới tính chuyện về quê lập nghiệp", chị Quắn trải lòng. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Tín (37 tuổi) cùng làm công nhân vệ sinh môi trường tại Q.1. Dịp tết này, anh trực từ ngày 28 tháng chạp đến mùng 4 tết. Những ngày tết, lượng rác ở phố đi bộ Nguyễn Huệ tăng nhiều lần nên những công nhân như anh rất vất vả. Gắn bó với nghề 4 năm và cũng chừng đó thời gian anh đón giao thừa ở ngoài đường. Tham gia phiên chợ Nghĩa tình, anh mua gạo, dầu ăn, bánh mứt… cả nhà đón tết ở phòng trọ. "Tôi được Liên đoàn Lao động TP.HCM tặng 1 triệu đồng nên mua những đồ dùng thiết thực nhất. Tuy nhiên, cả năm được mấy ngày tết nên cũng mua lố chút xíu, mua ít sợ không đủ. Ngoài ra, tôi cũng mua thêm bánh tét, thịt cá… vì đó là những món ăn truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình vào dịp tết", anh Tín bày tỏ.